Tất cả thương hiệu
- Acnes
- AISHITOTO
- AVATAR
- BALANCE
- BEAUSTA
- BEAUTY BOX
- BIOION
- BOM
- BURBERRY
- CALLA
Ngày nay các công ty ra đời đều sẽ những có đích đến và những mục tiêu rõ ràng. Tầm nhìn và sứ mệnh là những khái niệm luôn song hành cùng nhau và ngay từ khi công ty mới bắt đầu hoạt động là chúng đã được xây dựng và sẽ được củng cố bền vững theo thời gian. Nhưng nhiều người lại rất hay lầm tưởng giữa 2 khái niệm này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ so sánh giữa tầm nhìn và sư mệnh một cách rõ ràng nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.
Tầm nhìn chính là những điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được trong tương lai. Đây được coi như là một động lực và nguồn cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp. Không những chỉ mô tả tương lai ra sao mà còn cho thấy tương lai của toàn ngành của công ty đó đang kinh doanh. Và chúng có thể tạo ra được xu thế ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Sứ mệnh chính là khái niệm dùng để mô tả các hành động của công ty, doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào để đạt được tầm nhìn. Nói một cách đơn giản sứ mệnh thì thường sẽ tập trung vào hiện tại nhiều hơn. Chúng sẽ xác định khách hàng rõ ràng, vạch ra các quy trình thực hiện quan trọng và có thể định hướng mức độ hoạt động cần phải triển khai.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của tầm nhìn và sứ mệnh bạn cần so sánh dựa vào một số yếu tố dưới đây:
Đối với sứ mệnh, chúng sẽ có chức năng lập ra danh sách các mục tiêu lớn và hình thành nên công ty. Và sứ mệnh còn có chức năng chính đó là xác định được các biện pháp thành công cho công ty. Và sứ mệnh được viết ra để dành cho lãnh đạo, nhân sự hoặc các nhà cổ đông.
Khác với sứ mệnh, thì tầm nhìn lại có chức năng lập danh sách để trong một vài năm tới, có thể thấy rõ vị trí của công ty ở đâu. Chúng chính là động lực để thúc đẩy làm việc. Ngoài ra tầm nhìn còn có thể giúp hiểu được lý do vì sao bạn làm việc tại đây.
Bạn có thể thay đổi sứ mệnh nhưng với điều kiện đó là phải bám sát vào giá trị cốt lõi của công ty, tầm nhìn và nhu cầu của khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi tầm nhìn nếu như công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên sứ mệnh hay tầm nhìn được đặt ra nhằm giải thích cho nền tảng của công ty. Chính vì, nếu thực sự thấy cần thiết thì bạn có thể thay đổi tầm nhìn.
Mục đích của sứ mệnh thường được hướng đến là làm cho ai, làm vị lợi ích gì, vì sao cần phải làm như vậy. Còn đối với tầm nhìn thì thường hướng đến việc khi nào có thể đạt được mục đích và làm như thế nào để đạt được chúng.
Seina được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các dòng mỹ phẩm thiên nhiên. Với hành trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Seina ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Để có những thành công đó chắc chắn là phần lớn dựa vào những tầm nhìn và sứ mệnh của các nhà quản lý
Seina là 1 trong những thương hiệu chuyên cung cấp các phương pháp trong lĩnh vực làm đẹp từ mỹ phẩm thiên nhiên. Cùng với sự học hỏi không ngừng để hoàn thiện cho chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ, Seina đã và đang phấn đấu trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu và mang lại những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao vẻ đẹp của người Việt.
Thành công của Seina phải kể đến đó chính là sự hài lòng của mọi khách hàng trên toàn quốc. Seina luôn luôn không ngừng nỗ lực để đem tới nhiều giá trị hơn cho cuộc sống!
Với khách hàng: Với mục tiêu phát triển đó là lấy lợi ích của khách hàng đặt lên hàng đầu. Mang đến sự an toàn và cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Đó chính là định hướng quan trọng để Seina tồn tại và phát triển. Mặt khách sẽ luôn lắng nghe và chia sẻ để đạt được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng, là thước đo cho sự thành công của Seina.
Với nhân viên: Luôn luôn xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, tạo cơ hội nâng cao kiến thức cùng với cơ hội phát triển cho tất cả nhân viên
Đối với các đối tác: cùng nhau hợp tác và phát triển trên cơ sở công bằng, cởi mở, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau
Kết luận
Qua đây chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tầm nhìn và sứ mệnh. Cũng như sự khác biệt của 2 yếu tố trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có cái nhìn tổng quan cũng như đánh giá tốt hơn về một thương hiệu nào đó trên thị trường hiện nay.